Đố Vui Để Học

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang

Các câu trắc nghiệm Đố Vui Để Học 2013 - Phần II

   Sau khi hoàn tất bài thi, ghi tên họ vào phần cuối bài và nhấn nút .  
   Bài thi sẽ được chấm điểm, và câu trả lời trúng cùng lời giải thích thêm
   (nếu cần) sẽ đuợc thể hiện.  Chúc thí sinh thành công!

  1. Trong phần tả Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe:
    “So lần dây Vũ dây Văn
    Bốn dây to nhỏ theo vần Cung, Thương.”

    Cho biết Kiều đã dùng đàn gì?
    1. Đàn Nguyễn
    2. Đàn Nguyệt
    3. Đàn Tranh
    4. Đàn Tỳ bà

  2. Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam.

    Tôn giáo nào lớn thứ ba?
    1. Đạo Bà-la-môn
    2. Đạo Cao Đài
    3. Phật giáo Hòa Hảo
    4. Đạo Tin Lành

  3. Đảo Phú Quốc lớn nhất trên vịnh Thái Lan, Nam Việt Nam.

    Hải đảo nào lớn nhất trên vịnh Hạ Long, Bắc phần?
    1. Đảo Bạch Long Vĩ
    2. Đảo Cát Bà
    3. Đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn)
    4. Đảo Tuần Châu

  4. Bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” do ai sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861?
    1. Nguyễn Đình Chiểu
    2. Phan Thanh Giản
    3. Tùng Thiện Vương
    4. Võ Trường Toản

  5. Đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông Trương Vĩnh Ký được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: “Gia Định báo” (ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn).

    Ai là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam? Tờ báo “Nữ giới chung”.
    1. Bà Bút Trà (Nguyễn Ðức Nhuận)
    2. Bà Ðoàn Thị Ðiểm
    3. Bà Sương Nguyệt Anh
    4. Bà Tùng Long (Lê Thị Bạch Vân)

  6. “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
    Sơn hà thiên cổ điện kim âu.”

    (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
    Non sông nghìn thuở vững âu vàng.)

    Hai câu thơ trên do một danh nhân đời nhà Trần đặt sau hai lần chiến thắng quân xâm lăng Nguyên (Mông cổ).

    Tác giả 2 câu thơ đó là ai?

    1. Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn
    2. Vua Trần Nhân Tông
    3. Nhân Huệ Vương, Trần Khánh Dư
    4. Danh tướng Trần Quang Khải

  7. Danh tướng Lý Thường Kiệt đã lập tuyến phòng thủ bên bờ sông nào để chống quân xâm lăng nhà Tống?

    1. Sông Bạch Đằng
    2. Sông Đuống
    3. Sông Hồng
    4. Sông Như Nguyệt

  8. Ngày 30-4-1975 vị tướng quân lực Việt Nam Cộng Hòa nào đã tuẫn tiết tại Lai Khê, quyết không đầu hàng cộng sản Bắc Việt?

    1. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng
    2. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ
    3. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
    4. Chuẩn tướng Trần Văn Hai

  9. Vào cuối thế kỷ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu trên đất Việt?
    1. Ở Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây)
    2. Ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
    3. Ở Thăng Long (Hà Nội)
    4. Ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá)

  10. “Bạch đầu quân sĩ tại,
    Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.”

    (Người lính già đầu bạc,
    kể mãi chuyện Nguyên Phong)

    Hai câu thơ trên nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?
    1. Nhà Minh (1427)
    2. Nhà Nam Hán (938)
    3. Nhà Nguyên (1258)
    4. Nhà Tống (1075 - 1077)

  11. Giải Văn học Nghệ thuật Quốc gia (hay Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc) của chính phủ Việt Nam Cộng hòa năm 1962 được trao tặng ai? Cho tác phẩm nào?
    1. Nhà thơ Du Tử Lê, cho tập thơ “Thơ Du Tử Lê”
    2. Nhà thơ Đinh Hùng, cho tập thơ “Đường Vào Tình Sử”
    3. Nhà văn Nhật Tiến, cho truyện “Thềm Hoang”
    4. Nhà văn Viên Linh, cho truyện “Gió thấp”

  12. Một danh sĩ nào đời nhà Trần được gọi là "Lưỡng quốc trạng nguyên" (Trạng nguyên hai nước)?
    1. Chu Văn An
    2. Lê Quý Đôn
    3. Mạc Đĩnh Chi
    4. Phạm Sư Mạnh

  13. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Do ai ban hành?

    1. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành
    2. Hình Luật. Do Lý Thái Tông ban hành
    3. Hoàng triều luật lệ. Do Lý Thánh Tông ban hành
    4. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành

  14. Vua Hùng Vương cho đóng đô Văn Lang ở Đâu?
    1. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)
    2. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
    3. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh)
    4. Thăng Long (Hà Nội)

  15. Một tác phẩm sử học nổi tiếng và là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam: "Lịch triều hiến chương loại chí" (có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại).

    Tác phẩm này của tác giả nào?
    1. Lê Văn Hưu
    2. Ngô Sỹ Liên
    3. Phan Huy Chú
    4. Trịnh Hoài Đức

  16. Triều đại các vua nhà Nguyễn tồn tại trong khoảng thời gian nào? Có bao nhiêu đời vua?
    1. Từ năm 1801 đến 1945. Có 14 đời vua
    2. Từ năm 1802 đến 1858. Có 12 Đời vua
    3. Từ năm 1802 đến 1885. Có 12 Đời vua
    4. Từ năm 1802 đến 1945. Có 13 đời vua

  17. Một bài phú nổi tiếng có hai câu:

    "Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao"


    [Nguyên tác: "Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa,
    Dữ tích thời Ngô thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã".]

    Chiến địa, hay bãi đất xưa này là đâu?
    1. Bạch Đằng giang
    2. Chí Linh
    3. Hàm Tử
    4. Vân Đồn

  18. Người dựng lên nước Âu Lạc là ai? Đóng đô ở đâu?
    1. Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ)
    2. Kinh Dương Vương, đóng đô ở Ao Việt (Việt Trì)
    3. Thục Phán (An Dương Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
    4. Triệu Đà, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu)

  19. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ai đã nổi tiếng với chiến thuật "Tiên phát chế nhân" (Ra tay trước để chế phục đối phương)?
    1. Lê Hoàn
    2. Lý Thường Kiệt
    3. Nguyễn Huệ
    4. Trần Hưng Đạo

  20. Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
    Sống lo phú quý chẳng lo đời,
    Sống mà như thế đừng nên sống!
    Sống tủi làm chi đứng chật trời?

    Các câu thơ trên do ai làm ra?
    1. Đức Huỳnh Phú Sổ
    2. Cụ Nguyễn Đình Chiểu
    3. Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học
    4. Cụ Phan Bội Châu

  21. Các câu sau trong một bài nhạc:

    Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương
    Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung
    Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
    Vượt núi rừng già Trường Sơn
    Vào tới ruộng ngọt phương Nam

    Bài nhạc tên gì? do ai làm ra?
    1. Bên Bờ Đại Dương, của Hoàng Trọng
    2. Đất nước tôi, của Xuân Lôi
    3. Tình quê hương, của Việt Lang
    4. Tình Bắc duyên Nam (Khúc hát ân tình), của Xuân Tiên

  22. Khi Mạc Đỉnh Chi đi sứ sang Tàu (1308), vua Tàu sai ông và một sứ thần Cao Ly, mỗi người đề một bài tán. Mạc Đỉnh Chi đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ "y", phong "Lưỡng quốc trạng nguyên" nghĩa là trạng nguyên hai nước.

    Bài tán đó được biết tên là gì?

    1. Đề phiến từ (Bài tán đề trên quạt)
    2. Nhật hỏa, Nguyệt cung (Mặt trời là lửa, mặt trăng là cung tên)
    3. Quá quan đối (Câu đối khi qua cửa khẩu)
    4. Tứ nhất thư (Bài thơ bốn chữ nhất)

  23. Hình ảnh đẹp thướt tha của người phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được ghi lại qua các câu thơ tiêu biểu sau:

    Có phải em mang trên áo bay
    Hai phần gió thổi, một phần mây
    Hay là em gói mây trong áo
    Rồi thở cho làn áo trắng bay?

    Bài thơ tên gì? do ai làm ra?
    1. "Áo trắng", của Huy Cận
    2. "Ngày xưa Hoàng Thị", của Phạm Thiên Thư
    3. "Tháng Giêng, Chim", của Nguyễn Tất Nhiên
    4. "Tương tư", của Nguyên Sa

  24. "Quốc âm thi tập" là tập 254 bài thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Tác giả là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của dân tộc.

    Cho biết tác giả là ai?

    1. Hàn Thuyên [Nguyễn Thuyên] (1229-?)
    2. Nguyễn Trãi (1380–1442)
    3. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585)
    4. Vua Lê Thánh Tông (1442–1497)

  25. Một bài thơ của Quách Thoại nói về một loại hoa rất bình dị ở Việt Nam. Bài thơ được nhiều nhận xét là đậm đà hương vị Thiền:

    Ðứng im ngoài hàng giậu
    Em mỉm nụ nhiệm mầu
    Lặng nhìn em kinh ngạc
    Vừa thoáng nghe em hát
    Lời em ca thiên thâu
    Ta sụp lạy cúi đầu.

    Bài thơ nói về hoa gì?

    1. Dâm bụt (còn gọi là bông bụp)
    2. Mồng tơi (hay mùng tơi)
    3. Thiên lý
    4. Thược dược

  26. Từ thượng du nước trôi về trung châu,
    ấp ôm đồng ruộng sâu bên người áo nâu dãi dầu.
    Hò ơi ..... Gối đầu trên Lào Cay, Việt Trì,
    em nằm tóc xõa bãi cát dài
    thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.
    (Tiếng Sông Hồng – Hội Trùng Dương, Tác giả: Phạm Đình Chương)

    Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và ra đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt.
    Kể theo thứ tự các thành phố sông Hồng chảy qua?

    1. Lào Cay, Yên Bái, Việt Trì, Hà Nội, Thái Bình, Sơn Tây
    2. Yên Bái, Lào Cay, Việt Trì, Hà Nội, Sơn Tây, Thái Bình
    3. Lào Cay, Yên Bái, Việt Trì, Sơn Tây, Hà Nội, Thái Bình
    4. Yên Bái, Lào Cay, Hà Nội, Việt Trì, Thái Bình, Sơn Tây
    5. Lào Cay, Việt Trì, Yên Bái, Hà Nội, Sơn Tây, Thái Bình

  27. Một bài thơ mới, dù đã dùng thi luật song thất lục bát xưa, đã "nhân cách hoá" diễn tả tài tình và sống động cảnh vật muà Hè:

    Trưa mùa Hạ nắng gay nắng gắt,
    Vạc than hồng đang hắt lửa rơi.
    Hàng cây đứng lặng căm trời.
    Giàn hoa cũng chẳng muốn cười buổi trưa.
    Gió ích kỷ không đùa với lá,
    Mây chẳng buồn giong dả đi chơi.
    Đường xa vắng ngắt bóng người;
    Ve sầu bức bối cất lời thở than.
    Trên cát trắng hoa soan chói đỏ,
    Mặt hồ xanh ngóng gió nằm im.
    Ngang trời không một bóng chim,
    Trưa Hè vạn vật im lìm ngủ say.

    Bài thơ tên gì? và của tác giả nào?

    1. Trưa hè (trong Bức tranh quê), của nhà thơ nữ Anh Thơ
    2. Trưa hè (trong Tiếng sáo diều), của nhà thơ Bàng Bá Lân
    3. Nắng mới (trong Tiếng thu), của nhà thơ Lưu Trọng Lư
    4. Trưa hè (trong Mấy vần tươi sáng), của nhà thơ Trần Trung Phương
    5. Huế, ngày hè (trong Huế, Đẹp và Thơ),của nhà thơ Nam Trân

  28. Theo thống kê mới nhất (US census 2010), có 1,548,449 người gốc Việt hiện sống trên đất Mỹ.

    Cho biết thành phố nào có đông người Việt nhất?

    1. Garden Grove, California
    2. Houston, Texas
    3. San Jose, California
    4. Philadelphia, Pennsylvania
    5. Westminster, California

  29. Chị giàu chị đội nón hoa,
    Tôi con nhà khó tôi tha nón cời.
    (Ca dao)

    Cho biết "nón cời" là loại nón gì?

    1. Thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng
    2. Thứ nón lá mỏng có lộng hình hay một vài câu chữ
    3. Nón rách tướp, xơ xác hay xé te tua ở viền
    4. Nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp
    5. Nón làm bằng cộng rơm ép cứng

  30. Ai có về bên bến sông Tương,
    nhắn người duyên dáng tôi thương,
    bao ngày ôm mối tơ vương...
    ("Ai về sông Tương", nhạc & lời Thông Đạt, 1949)

    Cho biết "sông Tương" ở đâu trên đất nước Việt Nam?

    1. Một trong hai nguồn chính của sông Hương, chảy qua Huế, quê hương của tác giả.
    2. Một chi lưu của sông Thái Bình ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương.
    3. Còn gọi là sông Dương, một nguồn của sông Lam (sông Cả), ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh.
    4. Sông Tương không ở đâu cả trên đất nước Việt. Đó chỉ là lời ví của tác giả Thông Đạt.

  31. Tục ngữ có câu:

    Ăn vóc, học hay
    Ăn ngay, ở thật.

    Cho biết "ăn vóc" là "ăn" gì?
    1. Ăn uống đầy đủ và có vóc dáng nở nang, thể lực tốt.
    2. Ăn cơm gạo vóc, một loại lúa gạo bổ dưỡng tốt.
    3. Ăn uống giản dị và nhanh nhẹn, không cà kê hay rườm rà.
    4. Ăn uống vừa phải cho tầm vóc mình, không ăn quá nhiều.

  32. Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
    Nhật viễn gia hương vạn lý trình.

    Tạm dịch:
    Khách mãi lang thang đời gió bụi,
    Quê nhà vạn dặm mỗi ngày xa.

    Cho biết tác giả hai câu thơ trên?
    1. Lý Quốc sư, Nguyễn Minh Không, 1065–1141.
    2. Thiền sư Mãn Giác (đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông), 1052–1096.
    3. Thiền sư Vạn Hạnh (Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi), 938–1025.
    4. Trần Thái Tông (vị vua đầu tiên của nhà Trần), 1218–1277.
    5. Thiền sư Khuông Việt (đời thứ 4 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông), 933–1011.

Điền tên họ (nếu muốn):
Sau khi thí sinh hoàn tất bài thi, nhấn nút . Nếu thí sinh muốn làm lại từ đầu, nhấn nút
Trở về trang trước Đóng góp ý kiến, câu hỏi...   thư về dvdh@van-lang.org